Hỏi đáp về Từ điển tiếng Việt 4.0

Tại sao lại cần một từ điển tiếng Việt mới?

Tôi rất yêu tiếng Việt và cảm thấy các từ điển tiếng Việt hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu của người muốn tìm hiểu tiếng Việt như tôi. Mặt khác, nhận thấy từ điển Oxford Advanced Learner's Dictionary rất có ích cho người học tiếng Anh nên tôi ao ước tạo ra một từ điển tiếng Việt theo khuôn khổ đó để giải quyết một số mặt hạn chế của các từ điển hiện có như:

  1. Thiếu sự cập nhật. Những từ mới đang thịnh hành và những từ mang tính thời sự đa phần chưa xuất hiện trong từ điển. Điều này tạo nên cảm giác sai lầm là tiếng Việt không sinh động.
  2. Định nghĩa khó hiểu. Một số mục được định nghĩa không dễ hiểu lắm, còn lòng vòng. Như chủ nghĩa xã hội được định nghĩa là "giai đoạn đầu, giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản, theo chủ nghĩa Marx."
  3. Định nghĩa có thể gây hiểu nhầm. Chẳng hạn, có từ điển giải chữ gia là "nhà" (gia tộc, gia phả, gia đình, v.v.) nhưng định nghĩa như vậy có thể làm người học nói những câu như Gia tôi có 5 người. Một ví dụ khác: Tra thì được dẫn tới này. Tuy rằng chúng ta biết đây nàyđây nè nhưng cái này không thể là cái nè.
  4. Không phản ánh cách dùng tiếng Việt khác biệt giữa các miền. Chẳng hạn, thìamuỗng tuy đồng nghĩa nhau nhưng người Sài Gòn không ai nói thìa mặc dù nghe vẫn hiểu.
  5. Những cách dùng sai trong tiếng Việt không được ghi chú, nhắc nhở. Tại sao yếu điểmđiểm yếu cứ hay bị dùng lẫn lộn? Sự khác biệt giữa thu hồitịch thu? ái ngạingại ngùng?
  6. Chứa cả từ nước ngoài. Trước tình hình tiếng Việt đang mất dần sự trong sáng đến mức đáng báo động, thiết nghĩ cần mạnh dạn loại bỏ những từ ngoại lai ít sử dụng (chẳng hạn computer, HTML, accumulator) ra khỏi từ điển tiếng Việt. Không có lí do biến Từ điển Tiếng Việt thành Từ điển Anh-Việt.

Tại sao dự án tên là 4.0? Nó thể hiện 4 cam kết sau:

Từ điển này sẽ thay thế những cuốn từ điển khác?

Không hẳn vậy. Dự án này chỉ muốn tổng hợp và hoàn chỉnh những công trình nghiên cứu tiếng Việt trước đây.

Chúng ta chủ yếu sẽ tham khảo các nguồn sau:

  1. Từ điển Soha. Đây là nguồn dữ liệu chính do Vietlex biên soạn (Hoàng Phê chủ biên).
  2. Từ điển Oxford Advanced Learner's Dictionary (Tiếng Anh có chung nhiều khái niệm với tiếng Việt mà ta có thể tham khảo khi định nghĩa.)
  3. Từ điển Hán-Việt Thiều Chửu
  4. Từ điển Tiếng Việt (Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm)
  5. Đại Từ điển Tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên)
  6. Từ điển Từ mới Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học).
  7. Từ điển Từ và Ý Tiếng Việt (Hồ Đức Quang)
  8. Từ điển Từ ngữ Nam Bộ (Huỳnh Công Tín)
  9. Thành ngữ Tiếng Việt (Nguyễn Lực)
  10. Các nguồn uy tín khác. Lưu ý là chúng ta tuyệt đối không sử dụng các nguồn dỏm, như của "Nguyễn Lân", "Vũ Chất".

Mặt khác, qua môi trường Internet, dự án cũng mong thu hút được nhiều bạn am hiểu sâu về tiếng Việt.

Tôi muốn đóng góp thì phải làm như thế nào?

Dự án cần nhân lực chỉnh sửa các mục sẵn có để thông tin được hoàn chỉnh hơn:


Xin liên hệ tôi nếu quan tâm.

Dự án này khác Từ điển mở wiktionary ở chỗ nào?

Như đã nói ở trên, từ điển này sẽ theo khuôn khổ định dạng của từ điển OALD. Trong khi đó, từ điển tiếng Việt mở wiktionary không theo một định dạng rõ ràng, và cách trình bày khá loãng, có thể làm việc tìm thông tin tốn thời gian hơn. Quan trọng nhất vẫn là việc nó lặp lại những thiếu sót như trên.

Dự án này có đáng tin cậy không?

Tôi rất thích quan niệm: Ngôn ngữ phải theo con người chứ không phải ngược lại. Đây chính là điều thúc đẩy sự sáng tạo trong ngôn ngữ. Có nhiều trái tim và khối óc của các bạn đầu tư vào, từ điển sẽ có độ tin cậy cao.

Tra từ